ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH
Trương Định nhân dân còn gọi là Trương Công
Định để tỏ lòng tôn kính. Ông sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Tịnh Sơn,
tỉnh Quãng Ngãi là con quan Trương Cầm-Lãnh binh tỉnh Gia Định
Trương Định thuở nhỏ tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Đặc biệt là bắn rất tài. Thời Triệu Trị 1844, ông theo cha vàoNam lấy vợ là con gái một hào phú
huyện Tân Hoà (nay là Gò Công). khi cha chết ông ở luôn bên quê vợ.
Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản Cơ.
Khi giặc Pháp đánh thành Gia Định 2/1859, Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, ông thường đi tiên phong lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3/1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công.
Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu " Bình Tây Đại Nguyên Soái " do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.
Ngày 20/08/1864 do sự phản bội chủ Huỳnh Văn Tấn căn cứ Trương Định bị bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng - khi ấy ông 44 tuổi.
Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất kiên quyết chống giặc Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ thứ 19.
Khu di tích gồm lăng mộ và tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Trương Định thuở nhỏ tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Đặc biệt là bắn rất tài. Thời Triệu Trị 1844, ông theo cha vào
Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản Cơ.
Khi giặc Pháp đánh thành Gia Định 2/1859, Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, ông thường đi tiên phong lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3/1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công.
Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu " Bình Tây Đại Nguyên Soái " do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.
Ngày 20/08/1864 do sự phản bội chủ Huỳnh Văn Tấn căn cứ Trương Định bị bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng - khi ấy ông 44 tuổi.
Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất kiên quyết chống giặc Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ thứ 19.
Khu di tích gồm lăng mộ và tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.