Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

Translate

TOUR PHỔ BIẾN

Ẩm Thực Tiền Giang

Nấu mẳn
Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.






Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang

Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này


Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang
Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:” Bún gỏi già”. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình.


Cá bống dừa - Tiền Giang
Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là: bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy... Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì vùng quê tôi (thuộc huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) chúng sinh sản nhiều, sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa cổ tay, hiếm khi lớn hơn.


Mắm còng xứ rẫy Gò Công
Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có 1 vụ lúa mùa.


Sam biển Gò Công - Tiền Giang
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.


Chuối quết dừa - Tiền Giang
Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng hấp dẫn cho cả "mày râu" lẫn "kẹp tóc" là xòai tượng mắm đường đến nay, tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên khuấy đi cái nghiêp... ăn uống vốn dĩ là một trong những "tứ khóai" của thiên hạ, thật là sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa.