CỒN PHỤNG – ĐẠO DỪA
Chúng tôi vào cù lao
Phụng để thăm "Nam quốc
Phật tự" của ông tổ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam . So với cù lao Rồng, cồn Phụng
nhỏ hơn, nhưng lại được biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa.
Theo lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo quái chiêu do
Nguyễn Thành Nam, một con cờ chính trị mắc chứng hoang tưởng tự cao - một dạng
của bệnh tâm thần phân liệt, sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam
(sinh năm 1909) học hành không mấy giỏi giang nhưng được gia đình cho qua Pháp
học theo lối mà ngôn ngữ hiện đại gọi là du học tự túc. Ông ta đã học tập ở
nước Pháp không phải để thành nhân tài mà để thành một "vị thánh".
Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam
tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo
lên cồn Phụng, xây "Nam
quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa.
Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo.
Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông
nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm
của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa
đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi
người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết hợp nhiều trường phái
kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh bằng ximăng gắn sành sứ (thực
ra chỉ có một đỉnh mà thôi), rồi gắn ảnh của mình vào, tự nhận là người có công
thống nhất đất nước, kế vận hưng nghiệp của vua Minh Mạng (1820 - 1841).
Nguyễn Thành Nam
còn cho xây một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng sặc sỡ. Cuối sân có một
động nhỏ, nơi "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam đến giảng kinh. Sau động là một
tòa sen nằm trong lồng cầu và hai cột xi măng, ở bai bên tượng trưng cho Sài
Gòn và Hà Nội. Hằng ngày, Nguyễn Thành Nam chui vào quả cầu, ngồi lên tòa
sen rồi sai đệ tử kéo lên cao. 12 giờ trưa, ông ta "nhập thế", bằng
cách ra khỏi lồng đi đến hai bao lơn đặt trên hai cột ximăng tượng trưng cho
Sài Gòn và Hà Nội. Đi từ bên này sang bên kia, Nguyễn Thành Nam cho rằng ông ta đã thống nhất
được tổ quốc.
Ông ta còn cho làm mô hình phi thuyền APOLLO bằng... tôn, trèo vào trong đó,
biểu đệ tử kéo lên... vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Lúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, Nguyễn Thành Nam tổ chức hoạt cảnh hòa bình để
mị dân. Ông ta thuê người, chia làm hai phe mặc áo quần của quân giải phóng và
quân đội Sài Gòn rỗi bắn nhau tá hỏa... bằng súng giả. Đang lúc cuộc chiến căng
thẳng, thây người "chết" chất đầy một... sân chầu thì "Phật
tổ" Nguyễn Thành Nam giáng thế bằng cách "hạ thổ" từ tòa sen, để
đến cứu vớt những sinh linh.
Phía trong sân rồng có công trình cửu đỉnh, nếu nhìn từ trên xuống ta sẽ thấy
cửu đỉnh được xây theo lối ngủ hành âm dương. Nếu nhìn kỷ sẽ thấy một con rồng
đứng ở giữa có đuôi hình vuông ; hình vuông tượng trưng cho tứ tượng, những con
rồng còn lại đứng trên bệ có hình tam giác. Hai cây cột phía sau tượng trưng
cho lưỡng nghi đó là âm dương hợp lại. Điểm khác của con rồng trung tâm là đuôi
có được thiết kế phía sau, còn những con xung quanh thiết kế phía trước. Đây là
biểu tượng của rồng đực ; hiện thân của ông Đạo Dừa và những con rồng cái là
những cô gái xung quanh ông đạo Dừa.
Xung quanh Cửu Đỉnh còn có một số hình ảnh như ; Long, Lân, Quy, Phụng, Mai,
Lan, Cúa, Trúc và một số cảnh về Tiên Ong, Bát Tiên. Ngoài ra còn có hai cái
quai nâng hai con rồnglên tượng trưng cho vua chúa. Cửu Đỉnh được đặt trên thần
Kim Quy đang ngậm thanh kiếm thần hướng về Bến Tre. Ngụ ý là ông Đạo Dừa vừ kết
nối với lịch sử với thời vua lê để thần Kim Quy mang thanh gương về Bến Tre để
ông trị vì thiên hạ.
Vậy là chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Con người với những triệu chứng
tâm thần đó đã được chế độ cũ bật đèn xanh để mị dân chúng. Lúc ông còn sống
ông đạo dừ muốn khi qua đời thì hài cốt của ông sẽ được rãi trong Cửu Đỉnh
nhưng khi ông qua đời thì những tín đồ đã mang hài cốt của ông ang táng tại
phần mộ của gia đình. Đặc trưng của ngươì theo Đạo Dừa là mặc áo nâu sẫm và để
một búi tóc cao quấn quanh đầu.
Đạo Dừa không cò kinh riêng. Mà là tất cả các kinh của đạo phật, thiên chúa
giáo và cao đài. Một năm đạo có 3 ngày lễ vào 3 ngày rằm lớn, chứ không có ngày
lễ nào đặc trưng của đạo giáo
Hiện nay có một số người tu đạo này nhưng tu lại gia chứ không lập chùa chiền
để tu.