Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

Translate

TOUR PHỔ BIẾN

TIỀN GIANG


Diện tích: 2.484,2 km2.
Dân số (2006):1.717.400 người.
Tỉnh lỵ: thành phố Mỹ Tho.
Thị xã: thị xã Gò Công.
Các huyện: huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Tày...
Tiền Giang là phần đất của hai tỉnh: tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công cũ, phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km.
Khí hậu Tiền Giang chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, lượng mưa trung bình 2.300 mm/năm. Các sông chính: sông Tiền, sông Gò Công, sông Bảo Định và một mạng lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Từ Tiền Giang có thể đi thành phố Hồ Chí Minh hoặc sang Phnôm Pênh bằng đường sông. Đường bộ chính của Tiền Giang là Quốc lộ 1A, chạy xuyên qua các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Là tỉnh đồng bằng, địa hình Tiền Giang chia thành ba vùng rõ rệt: vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Tiền Giang có 31 km bờ biển, hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản; đất đai phì nhiêu, là một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang là nơi hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như mận hồng đào Trung Lương, vú sữa Vinh Kim, xoài cát, cam sành, ổi xá lỵ Cái Bè...
Tiền Giang có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi, nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của miệt vườn vùng sông nước Cửu Long.
Trước giải phóng vốn là 2 tỉnh: Định Tường và Gò Công, sau giải phóng ta sát nhập 2 tỉnh lại và đặt tên là Tiền Giang; Tân Hiệp là trung tâm của Tiền Giang ngày xưa thời chúa Nguyễn.
Trên mảnh đất này cũng có 2 vị đệ nhất phu nhân đó là vợ Ông Nguyễn Văn Thiệu và vợ Bác Tôn Đức Thắng; ngoài ra còn có bà Từ Dũ. Trên mảnh đất này cũng nổi tiếng về đờn ca tài tử để rồi từ đó chuyển qua cải lương và gánh hát ông Nguyễn Tấn Triệu đã được mời sang Pháp biểu diễn năm 1920. Đến năm 1920 cũnh tại Mỹ Tho - Tiền Giang đã nảy sinh ra loại hình ca kịch cải lương đầu tiên, đó là gánh thầy Năm Tứ. Ngoài ra ở đây cũng có những truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất nổi tiếng như: huyện Châu Thành có chiến thắng Rạch Rầm - Xoài Mút; trận đánh của Quang Trung đại phá quân Xiêm…
Huyện Châu Thành:
Châu tức châu thổ, là vùng đất. Thành là thành thị. Những vùng đất ở gần thành thị được gọi là Châu Thành. Nơi này được xem là cái nôi của vùng đất Vĩnh Kim, nơi ở của nhân vật rất giỏi hiện đang công tác giảng dạy tại Việt Nam đó là giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê. Ông là thế hệ thứ tư của người sáng lập ra đoàn hát có tên Đông Ngữ Ban, ca tài tử cải lương của đoàn hát Nam Bộ.
Thị Trấn Tân Hiệp:
Khu vực này có tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đi ngang qua (tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho bắt đầu hoạt động từ năm 1858, đến năm 1950 tuyến đường sắt này ngưng hoạt động do điều kiện kinh tế đất nước và chiến tranh nên người ta không sử dụng con đường này nữa, vả lại khi đó tuyến giao thông đường bộ khá phát triển).
Ngã Ba Trung Lương:
Sỡ dĩ có tên gọi như vậy bởi vì trước đây nơi này là Trung tâm di chuyển lương thực của đồng bằng sông cửu long lên Tp.Hồ Chí Minh và một số nơi khác.
Tại ngã ba Trung Lương: nếu đi thẳng là vào Thành Phố Mỹ Tho và rẽ phải đi theo quốc lộ 1A về hướng các tỉnh miền Tây.
Nhà hàng Trung Lương
Địa chỉ: ngã ba Trung Lương-Thành Phố Mỹ Tho-Tiền Giang.
ĐT: 073.855441-855754 Fax:856323.
Đây là nhà hàng thuộc công ty du lịch Tiền Giang có diện tích khoảng 1.200ha xây dựng năm 1987 trên khu vườn xoài bên bờ Bảo Định Giang, ngay ngã ba Trung Lương và trong một khuôn viên rộng lớn, ngoài 6-7 gian để phục vụ khách, mỗi gian có khoảng 100 khách (10 người/1bàn), còn có khung cảnh thiên nhiên thoáng mát với những hàng hoa kiểng đẹp mắt.

Bên cạnh, còn có một ao nuôi cá và vài con thú nhỏ rất ấn tượng làm ta cảm thấy gần thiên nhiên hơn nữa. Tại đây khách đến quanh năm như là: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông…và khách vãng lai như Pháp, Mỹ, Đông Âu… nhà hàng còn có hệ thống thực đơn đa dạng khoảng 20 món, các món ăn là đặc sản Miền Tây như: cá tai tượng chiên xù, gà xôi chiên phồng, rắn, rùa… hợp khẩu vị với nhiều thực khách, thêm vào đó là cách trình bày đẹp mắt gây ấn tượng tốt với khách. Các món ăn tại nhà hàng

Điểm tâm sáng: hủ tiếu + nước: 18.000đ/phần
Cơm phần: 6 món ( gà, xôi, cá, tôm, lẩu, một món mặn, tráng miệng): 70.000đ/phần
Tôm giá 200.000->350.000đ/kg với các món nướng hấp gỏi tôm
Cá tai tượng giá 80.000đ với các món chiên, xào,hấp, chưng
Lươn giá 150.000đ/kg với các món nướng, hầm xã, nấu cháo.