Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

Translate

TOUR PHỔ BIẾN

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tại sao vùng này có tên là đồng bằng sông Cửu Long?
Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì : Sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Tranh Đề Và Bát Xác). Nên gọi là Cửu Long
Đây là vùng đất hình thành do sự bồi đắp của Sông Mê Kông đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc vương quốc Phù Nam ngày xưa, vương quốc Phù Nam có một phần lãnh địa thuộc đồng bằng sông Cửu Long vào đầu công nguyên.
Phù Nam là vương quốc rất hùng mạnh và thời kỳ cường thịnh nhất của vương quốc này khỏang từ thế kỷ thứ III -> thế kỷ V bắt đầu triều đại Phạm Sự Nan khoảng từ năm 205 đến 255.
Vương quốc Phù Nam phát triển chính trên địa bàn vùng hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long.
Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa, vị vua đầu tiên của người Phù Nam được biết đến đầu tiên trong lịch sử là Hỗn Điền. Theo truyền thuyết vị vua nay rất tôn sùng các vị thần BaLaMôn. Một hôm ông nằm mơ thấy các vị thần BaLaMôn trao cho mình một cây cung và truyền lệnh xuất dương trên một thương thuyền lớn. Sáng hôm sau ngài vào đền thờ làm lễ và thấy cây cung ở dưới gốc cây, bèn dong bườm ra biển, gió thần đưa thuyền đến vùng đất tại đây có một nữ vương tên Liễu Diệp, trẻ, khỏe, không khác gì con trai nổi danh trong các cuộc chinh phục các quốc gia láng giềng. Vị nữ quân thấy thuyền lạ liền xua quân ra định đánh cướp nhưng bị Hỗn Điền bắn một phát tên thần xuyên thũng mạng thuyền đến tận chỗ Liểu Vương đứng, trúng một tên quân. Liễu Diệp hoảng sợ xin hàng phục. Sau đó họ lấy nhau rồi cai trị xứ sở nay lập nên vương quốc Phù Nam .
Trong thời kỳ hưng thịnh họ khống chế nền thương nghiệp hàng hóa cả miền Đông Nam A và tự xưng là “Phù Nam Đại Vương “. Sử liệu còn ghi lại mối quan hệ ngọai giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhờ tài nguyên phong phú và nhờ vào vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn –Trung mà Óc Eo được coi là thành phố cảng của Phù Nam đã sớm trở thành một thị trấn quốc tế .
Giai đọan cuối của lịch sử Phù Nam trùng hợp với sự phát triển của Chân lạp. Mâu thuẩn giữa hai thế lực này dẫn đến sự sụp đỗ của vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ 6 (theo tài liệu cổ Trung Hoa, vương quốc Phù Nam bị Chân lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550 nhưng vẫn còn chống giữ đến năm 627). Sau khi bị Chăm Pa xâm chiếm Phù Nam chia làm hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (một phần thuộc ĐBSCL). Thủy Chân Lạp nằm gần bờ biển, vùng ĐBSCL; Lục Chân Lạp thuộc vùng đất cao chính là Campuchia ngày nay .
Từ thế kỷ 7 đến TK10 vùng đất này bị nhấn chìm trong lũ lụt, chỉ còn vài gò đất nổi lên. Từ khoảng TK 10-17 người Việt, Khmer đến định cư vì thế nơi đây hình thành nên nhóm dân tộc chính là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với nền văn hóa đa dạng. Đồng thời trong thời gian này các tôn giáo được truyền bá và phát triển như đạo phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa …
Năm 1808 vùng đồng bằng sông Cửu Long, được người Pháp chia như sau :
-Trấn Định Tường: gồm Phủ Kiến An, 3 huyện Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa .
-Trấn Hà Tiên: gồm các địa danh còn lại trong vùng .
-Năm 1832, Pháp phân Nam Kỳ ra làm lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến thời điểm này vùng ĐBSCL có 4 tỉnh là: Định Tường (Tiền giang) An Giang , Vĩnh Long và Hà Tiên (Cần Thơ , Hà Tiên , Cà Mau) .
-Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Bộ ( Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Tường )
-Năm 1867, Nam Kỳ Lục Tỉnh được chia làm 20 tỉnh. Trong đó ĐBSCL có 14 tỉnh: Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Tân An .
-Từ 1955 –>1975 ĐB sông MêKông chia làm 17 tỉnh: Kiên Giang, Sa Đéc, Ba Xuyên (Bạc Liêu ), Vĩnh Bình, Kiến Tường, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Châu Đốc, Định Tường, Bạc Liêu, Gò Công, An Giang, Long An, Long Xuyên, Kiến Phong .
-Năm 1975 đến 1990 ĐBSCL có 9 tỉnh, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Minh Hải.
-Năm 1991 tỉnh Cửu Long tách thành Trà vinh và Vĩnh Long.
-Năm 1992 Hậu Giang tách thành Cần Thơ và SócTrăng.
-Nắm 1997 Minh Hải tách thành Cà Mau và Bạc Liêu.
-Hiện nay vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Tp Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.
-Diện tích ĐBSCL: 40.000km2 chiếm khoảng 1/8 cảnước
-Dân số 19.5 triệu dân (2003) chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước
2-Vị trí địa lí-khí hậu-đất đai sông ngòi:
2.1-Vị trí địa lí:

• Đông nam giáp biển Đông.
• Đông bắc giáp đông nam bộ.
• Tây bắc giáp campuchia.
• Phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
• Độcao trung bình thấp: từ 0 – 2m.
2.2-Khí hậu đất đai biển:
Khí hậu phù hợp cho sự phát triển của thực vật. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C . Có ngày cao khoảng 330C.
Đất phù sa, diện tích khoảng 1.800.000ha, đất phù sa là do sông Hậu và sông Tiền bồi đắp.
Ngoài ra còn có đất ven sông pha màu hơi đỏ, đất mặn đất phèn, đất than bùn.
Rừng nước mặn ven biển chiếm diện tích 30.000ha. Đứng thứ 3 trên thế giới với những cây nổi tiếng như : cây mằm đen, cây đước, cây vẹt, cây đà, sú, bàn…
2.3-Sông ngòi:

Đây là vùng có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt. Đồng thời nó cũng là yếu tố giúp cho vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi chính của ĐBSCL là sông Hậu và sông Tiền là hai nhánh của sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).