Hồ Biểu Chánh có tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Thứ Tiên, sinh năm 1885 tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công cũ (nay thuộc xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).
Từ khi bắt đầu
nghiệp cần bút (1910) cho đến lúc cuối đời (1958), ông đã để lại một khối lượng
tác phẩm đồ sộ, gồm 63 bộ tiểu thuyết, 3 truyện ngắn, 7 đoản thiên, 2 tập thơ,
5 hài kịch, 4 vở hát bội, 3 vở cải lương, 5 tác phẩm tùy bút và phê bình, 6 tập
hồi ức, 8 bài diễn thuyết, 23 tác phẩm khảo cứu và văn học. Có thể kể những tác
phẩm chính của ông, như: Ai làm được (1912), Chúa tàu Kim Quy
(1922), Cay đắng mùi đời, Tỉnh mộng, Một chữ tình (1923), Nhân tình
ấm lạnh, Tiền bạc bạc tiền, Ngọn cỏ gió đùa (1925), Thầy thông
ngôn (1926), Cha con nghĩa nặng (1929), Nặng gánh cang thường,
Con nhà nghèo (1930), Con nhà giàu (1931), Nợ đời (1936),
v.vvvv Tác phẩm của ông được nhiều thế hệ độc giả ở Nam bộ mến chuộng. Nhiều
quyển được tái bản nhiều lần và được dựng thành phim.
Ngoài ra, ông còn làm
báo. Từ năm 1910 1941, ông là người sáng lập ra các tờ Đại Việt tạp chí,
Tribune Indigène (tạm dịch Diễn đàn Bản xứ), Nam kì tuần báo.
Khi ông mất, hai nhà thơ
Đông Hồ và Mộng Tuyết đã lấy tên những tác phẩm tiêu biểu của ông sáng tác
thành hai câu đối độc đáo đến phúng viếng:
Cay đắng mùi đời, Con nhà
nghèo, Con nhà giàu, tiểu thuyết viết sáu mươi ba thiên, Vì nghĩa vì tình, Ngọn cỏ gió đùa, Tỉnh mộng,
mấy Ai làm được?
Cang thường nặng gánh,
cơn Khóc thầm, cơn Cười gượng, thanh cần trải bảy
mươi bốn tuổi, Thiệt gia gia thiệt,
Vườn văn xưa ghé mắt, Đoạn tình còn Ở theo thời.
Nguyễn
Phúc Hiệp