Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê vang danh cả thế giới về âm nhạc truyền thống Việt Nam và phương Đông. Giáo sư xuất thân từ một gia đình nổi tiếng về âm nhạc và cách mạng ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Dưới
đây là một số nhân vật tiêu biểu
của gia tộc này.
*
TRẦN QUANG DIỆM
Trần Quang Diệm, còn gọi
là Năm Diệm, sinh khoảng giữa thế kỉ XIX, tại thôn Vĩnh Kim Đông, huyện Kiến
Hưng, tỉnh Định Tường (nay là xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc gốc ở kinh đô Huế; nhưng
sau đó, di cư vào Nam khoảng đầu thế kỉ XIX.
Được thân phụ là Trần
Quang Thọ vốn là một nghệ nhân nổi tiếng trong ban nhạc của cung đình Huế tận
tình truyền dạy âm nhạc; nên ngay từ thuở nhỏ, ông đã có kiến thức âm nhạc dân
tộc khá vững chắc. Ông chuyên đờn Tỳ bà theo phong cách Huế. Với sự đam mê âm
nhạc, tinh thần cầu tiến và nhẫn nại; ông đã soạn một tuyển tập ghi lại các bản
nhạc Huế với phương pháp ký âm do chính ông sáng tạo. Đó là cách ghi theo hò xự
xang xê cống, bằng chữ Hán, trong các ô vuông. Theo đó, cứ nhịp đôi thì hai ô
cho một câu, nhịp tư thì bốn ô cho một câu. Người đánh đàn cứ theo đó mà đọc từ
trên xuống dưới, từ phải qua trái như cách người ta đọc sách chữ Hán thời xưa.
Mỗi chữ mà đờn ngay nhịp thì có một khoanh tròn bằng son đỏ, chữ nào thuộc về
nhịp nhẹ (nhịp láy) thì có một chấm son, chữ đàn nhanh - chậm thì sắp nhặt -
khoan theo khoảng giữa hai nhịp chính. Với cách ký âm này, bốn dây của đàn Tỳ
bà phải được lên theo các giọng Tồn, Tang, Tôn, Tính. Theo tương truyền, ông
cũng là người sáng tác ra tám bài Ngự: Đường Thái Tông, Vọng phu, Chiêu Quân,
Ái tử kê, Bát man tấn cống, Tương tư, Duyên kì ngộ, Quả phụ hàm oan.
Ông có sáu người con,
trong đó có hai người nổi tiếng giỏi âm nhạc là Trần Ngọc Viện và Trần Văn
Chiều. Ông là ông nội của GSTS âm nhạc học Trần Văn Khê. Ông mất khoảng đầu thế
kỉ XX.
*
TRẦN VĂN CHIỀU
Trần Văn Chiều, còn gọi
là Bảy Triều, sinh năm 1897, tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang. Thân phụ của ông là Trần Quang Diệm một nghệ nhân nổi tiếng ở trong
vùng.
Vốn có năng khiếu bẩm
sinh lại được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, ông sử dụng
thành thạo nhiều loại nhạc cụ, như đàn cò, đàn độc huyền (đàn bầu), đàn nguyệt
(đàn kìm). Với đàn độc huyền, ông đã nháy đến độ độc đáo tiếng đào thán trong
Hát Bội, tiếng nói lối ai của đào thương và rao Nam rao Oán. Với cây đàn
nguyệt, ông đã sáng tạo ra dây Tố Lan, mà giới nhạc sĩ tài tử Nam bộ đều biết
đến.
Năm 1918, ông kết hôn với
bà Nguyễn Thị Dành; có ba người con, trong đó, người con trai cả là GSTS Trần
Văn Khê hiện nay. Sau khi bà Dành hy sinh vì nước, vì quá thương nhớ người vợ
thân yêu, ông phát sinh tâm bệnh và mất năm 1931 tại quê nhà, hưởng dương 34
tuổi.
*
NGUYỄN THỊ DÀNH
Nguyễn Thị Dành, còn gọi
là Tám Dành, sinh năm 1899 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở xã Vĩnh
Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Bà là con của ông Nguyễn Tri Túc một
nghệ nhân ca nhạc tài tử nổi tiếng ở địa phương.
Thuở nhỏ, tuy không được
học đờn như các anh em trai của mình, nhưng bà Dành lại được gia đình cho học
chữ một điều rất hiếm đối với phụ nữ lúc đó tại trường Nhà Trắng của Giáo hội
Thiên Chúa ở Mỹ Tho. Năm 1918, bà kết hôn với ông Trần Văn Chiều, thường gọi là
Bảy Triều. Bà sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1927, bà được kết nạp vào Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sáng lập. Bà
là nữ hội viên đầu tiên của tổ chức cách mạng này ở Vĩnh Kim. Tuy bận việc gia
đình, nhưng bà cùng với người chị chồng là Trần Ngọc Viện rất hăng say hoạt
động cách mạng.
Được cha mẹ cho hai lượng
vàng và bốn công (4.000 mét vuông) vườn làm của hồi môn, bà đã lặng lẽ mang đi
bán để lấy tiền làm chi phí hoạt động cho cách mạng. Bà đã góp công rất lớn
trong việc xây dựng và chỉ đạo sự hoạt động của gánh Đồng Nữ Ban một gánh cải
lương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, do cách mạng lập ra, mà diễn viên toàn
là phụ nữ, nhằm tuyên truyền cách mạng và gây quỹ tài chính cho hoạt động của
Tỉnh bộ Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng tỉnh Mỹ Tho.
Năm 1930, bà được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Việt Nam; và được Tỉnh ủy Mỹ Tho chỉ định làm Bí thư đầu tiên
của Chi bộ xã Vĩnh Kim. Đây là một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Mỹ
Tho. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, bà đã xúc tiến công tác xây dựng Đảng và vận
động phong trào quần chúng. Nhờ vậy, bà đã tổ chức thành công nhiều cuộc biểu
tình của nhân dân Vĩnh Kim và các vùng phụ cận chống chính quyền thực dân Pháp.
Nhưng cũng ngay lúc đó,
bà bị địch phát hiện. Để né tránh sự truy bắt của bọn chúng và cũng do bà có
nhiều kinh nghiệm trong tổ chức, chỉ đạo đấu tranh; nên Đảng đã phân công bà
sang Cao Lãnh để tổ chức, vận động và thúc đẩy phong trào cách mạng ở đây tiến
lên. Tuyệt đối phục tùng sự điều động của Đảng, bà chấp nhận đi đến hoạt động ở
một nơi xa lạ trong lúc bụng mang dạ chữa, để lại quê nhà ba đứa con (hai trai,
một gái) còn thơ dại.
Tại Cao Lãnh, bà được cấp
trên bố trí về xã Hòa An; và cùng với bà Nguyễn Thị Thơ làm một quán nhỏ bán
bánh chuối ở cạnh vườn xoài ông Hương Cả Ngưu để nghi trang và hoạt động.
Ngày 3 5 1930, một cuộc
biểu tình khổng lồ đông đến hàng ngàn người đã nổ ra rất quyết liệt tại Cao
Lãnh. Quần chúng với khí thế hừng hực lửa đấu tranh đã rầm rập kéo về dinh quận
đòi các quyền dân sinh dân chủ. Dã man và tàn ác đến cùng cực, Chủ quận Lê
Quang Tường ra lệnh cho bọn lính dùng súng bắn xả vào quần chúng chỉ có tay
không, làm nhiều người chết và bị thương. Riêng bà bị bọn lính đâm trọng
thương.
Sau đó, bà được tổ chức
đưa lên Sài Gòn điều trị. Nhưng, do vết thương quá nặng lại bị đau tim và sẩy
thai, nên bà đã mất vào ngày 25 tháng 6 năm Canh Ngọ (1930), hưởng dương 31
tuổi. Ba người con của bà sau này đều nên người; trong đó, nổi tiếng nhất là
Giáo sư Tiến sĩ Âm nhạc học Trần Văn Khê.
*
TRẦN NGỌC VIỆN
Trần Ngọc Viện, còn gọi
là cô Ba Viện, sinh năm 1884 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang. Bà là con của nghệ nhân âm nhạc nổi tiếng Trần Quang Diệm.
Vốn sinh trưởng trong một
gia đình có truyền thống về âm nhạc dân tộc, bà rất giỏi về đàn tỳ bà, nhưng sử
dụng điêu luyện nhất là đàn tranh. Ở Vĩnh Kim, hiện nay vẫn còn câu ca: Cô Ba
Viện đờn tranh lảnh lót. Ngoài ra, bà còn có tài may vá thêu thùa. Sau khi
chồng mất, bà lên Sài Gòn, dạy môn Nữ công gia chánh ở trường Nữ Áo tím (nay là
trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh). Năm 1926, bà
đưa học sinh của trường đi dự đám tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh, nên bị
chính quyền thực dân buộc thôi việc.
Sau đó, bà trở về quê
nhà. Năm 1927, theo chỉ đạo của Tỉnh hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh
Mỹ Tho, bà sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban, mà toàn bộ diễn viên đều là nữ,
nhằm dùng sân khấu làm nơi tập hợp quần chúng, giáo dục tinh thần yêu nước,
chống ngoại xâm cho nhân dân, nhất là cho giới thanh niên học sinh; góp phần
đào tạo cán bộ cho cách mạng và gây quỹ tài chính cho tổ chức Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên tỉnh Mỹ Tho. Mọi hoạt động của gánh đều do bà đảm nhiệm; và
gánh đã đi lưu diễn khắp nơi, tạo nên tiếng vang tốt trong giới nghệ sĩ sân
khấu và trong lòng quần chúng hâm mộ. Đến năm 1928, lấy lý do gánh Đồng Nữ ban
hoạt động quốc sựựựự, nhà cầm quyền Pháp ở Nam kì ra lệnh giải tán gánh cải
lương độc đáo này.
Liên tiếp trong hai năm
1930 1931, người em trai và em dâu của bà là Trần Văn Chiều và Nguyễn Thị Dành,
một người mất sớm, một người hy sinh vì nước, để lại ba người con còn thơ dại.
Với vai trò là cô, bà đã ra sức làm việc nuôi dạy ba người cháu mồ côi nên
người; trong đó có một người, sau này, nổi tiếng cả thế giới; đó là GSTS Trần
Văn Khê. Năm 1944, bà mất tại quê nhà, thọ 60 tuổi.
*
NGUYỄN TRI KHƯƠNG
Nguyễn Tri Khương, còn
gọi là Năm Khương, sinh năm 1890 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang). Ông là con của ông Nguyễn Tri Túc và là anh của bà Nguyễn Thị Dành.
Được sinh ra trong một
gia đình có truyền thống âm nhạc, ngay từ nhỏ, ông đã được dạy nhạc một cách
bài bản; và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc khí, nhưng hay nhất là đàn cò,
tiêu và sáo. Ông còn có khả năng viết tuồng. Năm 1927, ông viết vở cải lương
Giọt lệ chung tình. Đây là vở diễn chủ lực của gánh cải lương Đồng Nữ ban do cô
Ba Viện sáng lập.
Về nội dung, Giọt lệ
chung tình là vở tuồng dã sử, đề cao tinh thần vị nghĩa, chống áp bức, bất công
và ca ngợi sự trung trinh, tiết liệt.
Về nghệ thuật, vở cải
lương này được viết theo lối văn biền ngẫu, có đầy đủ các bản nhạc theo các
điệu, các hơi Bắc, Quảng, Hạ, Xuân, Ai đảo, Tứ đại oán, Hành vân, Văn Thiên
Tường. Đặc biệt, lần đầu tiên, ông đã sáng tạo ra nhiều bài bản mới, như Yến
tước tranh ngôn (Chim én và chim sẻ tranh lời) và Đăng lâu thưởng nguyệt (Lên
lầu ngắm trăng) theo điệu Bắc vui tươi, Thất trỉ bi hùng (Chim trỉ mái mất,
chim trỉ trống buồn) theo điệu Ai buồn thảm, Phong xuy trịch liễu (Cơn gió làm
nghiêng cây liễu) theo hơi Xuân nữ nhưng nhịp dồn dập như bài Nam tẩu trong Hát
Bội, Lục y phổ niệm và Bạch hạc minh bi được phổ nhạc theo bài kinh Ma ha bát
nhã ba la mật đa tâm kinh của đạo Phật; trong đó, bản Phong xuy trịch liễu được
thu đĩa ở Pháp.
Đồng thời, ông còn thổi
sáo rất điêu luyện. Tiếng sáo của ông được thu và lưu giữ tại Bảo tàng Con
người ở Pháp. Ông là cậu của GSTS Âm nhạc học Trần Văn Khê. Năm 1962, ông mất
tại quê nhà, thọ 72 tuổi.
*
NGUYỄN MỸ CA
Nguyễn Mỹ Ca sinh năm
1920 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông là con của ông
Nguyễn Tri Lạc một người rất giỏi về đàn cò, đàn tranh và đánh trống nhạc lễ.
Khoảng năm 1940, ông cùng
với người em họ, vai con cậu con cô là Trần Văn Khê lập ra ra ban nhạc Sầm
Giang. Ban nhạc này đã có những hoạt động biểu diễn âm nhạc rất sôi nổi ở địa
phương.
Năm 1942, ông ra Hà Nội
học Đại học; và sinh hoạt trong nhóm sinh viên yêu nước do Lưu Hữu Phước, Mai
Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng đứng đầu. Trong khoảng thời gian này, ông sáng tác
nhiều ca khúc vui tươi, lạc quan, thấm đậm lòng yêu nước, như Đến trường, Vui
đi học, Dạ khúc, đặc biệt bài Chiêu hồn nước được sinh viên học sinh công diễn
tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ngoài ra, ông còn cùng với Lưu Hữu Phước viết phần nhạc
của bài Khúc khải hoàn nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Đầu năm 1944, hưởng ứng
phong trào Xếp bút nghiên của sinh viên, ông cùng với nhiều sinh viên yêu nước
khác đi xe đạp về Nam; tham gia phong trào cách mạng đang dâng lên sôi nổi ở
Sài Gòn. Cuối tháng 9 1945, giặc Pháp xâm chiếm Sài Gòn. Ông trở về quê nhà.
Theo tiếng gọi của non sông, ông ra bưng biền tham gia kháng chiến. Lúc bấy
giờ, ông được cấp trên phân công làm Giám đốc Binh công xưởng Khu Trung Nam bộ
(Khu 8) mà nhân dân quen gọi là Binh công xưởng Nguyễn Mỹ Ca.
Sau đó, Binh công xưởng
được di chuyển về đóng ở vùng U Minh Hạ, bên bờ sông Trèm Trẹm. Với cây đờn
piano do Ủy ban Kháng chiến tỉnh Mỹ Tho tặng, ông đã ký âm bài Tiến quân ca để
các chiến sĩ hát trong buổi lễ chào cờ vào đầu mỗi buổi sáng. Ngoài việc chỉ
huy nhân viên sản xuất vũ khí, đạn dược cung cấp cho chiến trường, ông còn sáng
tác một số ca khúc nhằm động viên tinh thần chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược
của nhân dân ta; tiêu biểu là bài Toàn dân kháng chiến.
Khoảng giữa năm 1946,
Binh công xưởng bị giặc Pháp tấn công. Ông bị sa vào tay giặc. Bọn chúng mang
ông về Cà Mau, vừa tra tấn dã man, vừa mua chuộc, dụ dỗ; hòng buộc ông phải đầu
hàng. Nhưng, trước sau ông chỉ nói Độc lập hay là chết. Bất lực trước ý chí
gang thép của một chiến sĩ cách mạng kiên cường một nhạc sĩ tài hoa, giặc Pháp
đã hèn hạ xử bắn ông tại chợ Cà Mau. Vì nước, ông hy sinh anh dũng khi mới vừa
26 tuổi.
NGUYỄN
PHÚC NGHIỆP